Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ


Tôi có hai cháu, cháu gái lớn sinh ngày 28/5/2011, cháu trai nhỏ sinh ngày 19/5/2013 cả hai con của tôi đều chậm nói, bé gái lớn nói không rõ và không thể trả lời được các câu hỏi của người khác, cháu không nhớ tên bất cứ 1 ai ngoại trừ mẹ cha và em trai, còn cháu trai của tôi thì không chịu nói gì cả, tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời, cháu chỉ nói được 2 tiếng bay- bay. Nốt giọng của cháu lại rất nhỏ. Tôi rất buồn mong bác sĩ hãy sớm cho tôi 1 lời khuyên.

BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam

Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ chậm nói

Chào bạn.
Trẻ chậm biết nói do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh để phát hiện những nguyên nhân thực thể, nếu có thể chữa trị được thì điều trị cho bé. Nếu không phát hiện được điều gì bất thường, hoặc hiện tại không có phương pháp điều trị thì bạn chỉ còn cách là kiên trì tập nói cho bé.
Đối với trẻ chậm biết nói, việc tập cho bé nói không đơn giản như những trẻ khác mà phải có kỹ năng. Bạn nói: “tôi rất cố gắng tập cho cháu nhưng cháu lại không chịu mở lời”, như vậy là bạn dùng cách phát âm để trẻ bắt chước, việc làm này của bạn bé không hiểu là phải nhại lại các động tác của mẹ nên bé “trơ mắt ếch ra nhìn”, và càng tích cực dạy bé càng trơ ra.Bạn cần biết một số điểm cơ bản sau:
+Trẻ nói là để thể hiện nhu cầu giao tiếp của mình. Ví dụ: khi bé muốn uống nước bé đưa tay ra chỉ vào cốc nước và phát âm tiếng “i-i”. Nếu lúc này người lớn cầm lấy cốc nước và nói từ “nước” như vậy bé sẽ hiều và sẽ tập nói từ “nước” cho những lần sau. Nếu đưa luôn cốc nước cho bé uông, trẻ không cần nói, không có nhu cầu nói, nên chậm phát triển về ngôn ngữ.
+ Đối với trẻ lớn hơn, đôi khi có tư duy lô gic ngược so với người lớn. Ví dụ: luôn đi dép ngược bên vì bé nghĩ như thế mới là thuận, vẽ cột điện đầu chúc xuống mặt đất ở bên trên, đang chăm đi học hôm nay đột nhiên ương ạnh không chịu đi học, nói “ăn cơm bà”, không hiểu các câu hỏi của người lớn…
Vì vậy: 
Đối với con thứ hai: Bạn cần tạo cơ hội để bé phải nói vì nhu cầu giao tiếp bức thiết, thay cho việc mẹ phát âm dạy trẻ bắt chước từng từ. Như ví dụ trên: khi trẻ khát đòi uống nước, bạn rót nước vào cốc để trước mặt trẻ, trẻ đưa tay ra chỉ và i.. i, bạn sẽ phát âm dạy từ “nước” vài 3 lần như thế mới đưa nước cho bé uống. Hoặc muôn vàn cách khác bạn tự nghĩ ra để dạy trẻ từng ít một…Khi bé đã biết nói khi cần giao tiếp, bạn có thể nâng cấp lên, trở lại ví dụ trước: Nếu bé nhăn nhó chỉ tay vào cốc nước của mẹ, có nghĩa là bé đang khát. Bé sẽ phải nói ra việc cần uống nước; vì thế, bạn có thể hỏi (nói nhanh): “Con muốn uống nước không?” và dạy bé nói rành rọt (nói chậm): “Con muốn uống nước”. Dần dần, bé sẽ có thói quen nói ra thứ bé muốn và thành quả cho cố gắng đó là: bé có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.
Đối với con thứ nhất: 
- Bạn nên cho bé đi mẫu giáo, không có giám hộ bất thường nào khác với những trẻ khác để tránh trẻ bị mặc cảm với những khiếm khuyết của mình, đồng thời không đưa ra những câu hỏi khó với bé, hoặc bắt bé bộc lộ điểm yếu của mình (ví dụ hỏi nhớ tên người).
- Dạy trẻ tư duy nhận biết, bằng cách: Cha mẹ vờ chỉ nhầm một con sư tử thành một con voi và hướng dẫn bé cách sửa lỗi cho cha mẹ…. Bạn hãy chọn chuyên mục bé giỏi nhất, thích thú nhất để giả vờ nói sai để bé sửa và khen bé. Bạn có thể tham khảo tài liệu của môn học: Nhận biết môi trường xung quanh có ở các trường mầm non để dạy bé cho có khoa học.
- Không cần thiết phải sửa câu chữ đúng với cách nói của người lớn, không bắt bé cố diễn đạt ý muốn của mình.
- Cho bé tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các trò chơi làm trẻ lịnh hoạt và khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ diễn đạt ý muốn của mình.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

SHARE

tuvantretuky.com

THE SON-RISE PROGRAM - "BƯỚC KHỞI ĐẦU TỐT NHẤT CHO PHỤ HUYNH VÀ TRẺ TỰ KỶ".

    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét