Bơ vơ trẻ tự kỷ bị dạy bằng bạo lực


Trường Anh Vương đã bị gỡ bảng hiệu vào sáng ngày 22.7 vì lí do không đạt tiêu chuẩn và điều kiên để dạy trẻ tự kỷ. Tại đây không khí trở nên thật ảm đạm, phụ huyên đưa học sinh về dần, số lượng học sinh ngày càng giảm. Có rất nhiều phụ huynh và người dân tỏ ra cực kì bức xúc khi mà xem được đoạn clip bạo hành trẻ tự kỷ của trường Anh Vương cách đây không lâu.
Đánhtrẻ tự kỷ như vậy là vùi dập tương lai nó
Ông ngoại của bé LDPN nói : tôi có xem qua clip bảo mẫu và giáo viên đánh trẻ tự kỷ trên mạng nhưng không nghĩ là trường học dạy cháu của mình, khi để ý thì mới ngớ người ra là trường của cháu mình thì lập tức gọi cho ba mẹ nó ở tận Vũng Tàu để nhanh chóng về làm thủ tục đưa cháu tôi ra ngoài. Dù biết rằng trong clip không thấy cháu tôi bị đánh, nhưng không lo sao được khi giáo viên đã đánh là đánh cả đám chừ làm sao trừa được đứa nào không đánh, đứa nào có.
Ông cũng cho biết là gia đình đã từng cho cháu học tại một trường chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ ở Vũng tàu nhưng thấy không có hiệu quả. Nghe nhiều thông tìn và giới thiệu thì cha mẹ cháu mới đưa tới trường Anh Vương này để gửi gắm và con sớm lành bệnh, thế mà ngờ đâu giáo viên, bão mẫu ở đó đánh trẻ tự kỷ không một chút thương xót.
Giờ ông cũng rất hoang mang khi mà cháu ông còn nhỏ không biết gửi ở đâu bây giờ, mà gửi chỗ khác chắc gì đảm bảo nó không bị đánh như trường Anh Vương này.
Chị Huỳnh Thị Chau Phi cũng có mặt tại trường bức xúc nói: tôi thật sự vô cùng bức xúc, và lo lắng khi biết tin học sinh trường Anh Vương bị đánh đập dã man không thương tiếc, đưa con tới đây với hy vọng để các cô giáo dạy dỗ cho cháu mau tiến bộ hơn, có khả năng hòa nhập với cộng đồng hơn, chứ có phải đưa vào để giáo viên đánh đập như vậy, đánh như vậy là vui dập cả tương lai của con tôi và những đứa trẻ tự kỷ khác rồi đâu nữa.
Chị Phi cũng chia sẽ rằng còn chị khi sinh ra cũng bình thường, nhưng tới lúc 3 tuổi thì thấy hướng phát triển của con chị khác lạ, không bình thường như bao đứa trẻ khác, đưa đi khám thì xác định là mắc hội chứng bệnh tự kỷ. Và nhìn thấy luôn tên trường Anh Vương trong danh sách ở bệnh viện chuyên tiếp nhận và chăm sóc các trẻ tự kỷ, nên chị đã tin tưởng và gửi gắm vào đó.
Dù biết rằng học phí ở những trường chuyên biệt rất cao, nhưng vợ chồng thương con phải bấm bụng bỏ cả nghề buôn bán ở quê và lên thành phố tìm việc để tiền bề chăm sóc cho con với hy vọng con sớm lành bệnh. Huy cũng là đứa con duy nhất và đầu lòng của vợ chồng chị, ấy vậy mà sự tin tưởng vào trường Anh Vương của chị bao giờ thì bay giờ chuyển thành sự tức giận và bằng hoàng bấy nhiều khi biết được thông tin trên mạng
 “Hai vợ chồng lo làm kiếm tiền chứ có thời gian đọc báo đâu mà biết. May nhờ ông anh gọi điện báo tin nên tôi đến dẫn con về luôn. Giờ đang tìm cách liên hệ với một số trường khác nhưng không biết ở đó có đàng hoàng không nữa (?!)”.
Mong con cất tiếng gọi “ba”
Hầu hết những học sinh ở trường chuyên biệt Anh Vương đều có hoàn cảnh rất đáng thương. Như trường hợp của Kỳ Nam (một trong những học sinh bị đánh đập), cha mẹ ly hôn từ nhỏ nên em phải sống với ông bà nội.
Tương tự, cha mẹ của em Đặng Trung Hiếu (5 tuổi, học sinh bán trú) cũng ly hôn cách đây 1 năm. Em không nói được nên anh Đặng Văn Chỉnh (43 tuổi, cha em Hiếu) gửi em vào trường Anh Vương để các cô giáo dạy dỗ. Làm thợ sửa xe mỗi ngày thu nhập chẳng đáng bao nhiêu nhưng anh vẫn cố hết sức dành dụm để con được học trong môi trường tốt nhất và hy vọng một ngày nào đó, con trai sẽ gọi tiếng “ba”.
Anh Chỉnh tâm sự: “Mẹ với em gái Hiếu sống ở chỗ khác. Giờ chỉ có hai bố con nên tôi phải cố gắng lo cho con hết sức. Hôm trước có gửi Hiếu ở một trường khác mấy tháng nhưng thấy không hiệu quả nên đem qua đây. Nghe người ta nói trường này đào tạo tốt chứ biết phức tạp kiểu này, ai mà dám gửi. Giờ bên này đóng cửa, đang lo không biết chỗ nào gửi đây. Trong trường có bạn bè vui chơi chứ bỏ nó ở nhà tội nghiệp lắm!”.
Tâm sự của anh Chỉnh cũng chính là băn khoăn của hầu hết các phụ huynh khác. Sau khi vụ việc bảo mẫu đánh đập học sinh bằng cây ở trường Anh Vương bị phanh phui, nhiều phụ huynh vừa bức xúc vừa tỏ ra hoang mang đối với chất lượng của một số trường dạy học sinh chuyên biệt.
Các thông tin khác có liên quan, mời bạn đọc xem trên Báo Thanh Niên (báo in) số ra ngày mai (23.7).
Xem đầy đủ đoạn clip bạo hành trẻ bị tự kỷ được Thanh Niên Online phản ánh, Loki Bảo Long chia sẻ: “Thật sự cảm thấy rất buồn. Việc Loki từng trải qua chút sốc về cảm xúc dù lúc ấy mình cũng đã lớn mà vẫn còn làm Loki trầm buồn khi xuất hiện ở những khung cảnh không quá dễ chịu, cũng như khiến mình dễ thiếu việc cân bằng cảm xúc. Huống chi đó là việc các em còn rất nhỏ đã bị đánh đập bằng đòn roi. Trẻ em tự kỷ hay những trẻ em khác cần lắm sự quan tâm của người cô  - người mẹ, nhẹ nhàng, uốn nắn, sửa sai, trò chuyện, động viên, tâm sự mỗi ngày, mỗi lúc làm sai để cảm thấy tự tin và từ từ hòa nhập và lớn lên. Trẻ em nào cũng cần như thế và những trẻ em có chút vấn đề về trí tuệ, nhân cách lại càng cần như thế hơn”.

Với thông tin, hình ảnh phản ánh trên Thanh Niên Online về hành động Dạy trẻ tự kỷ bằng… khúc cây của một số người nhân danh “giáo viên”, “bảo mẫu” tại Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương (Q.Tân Bình), Phó giáo sư – Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, không khỏi bức xúc, phân tích những tổn thương mà các em phải gánh chịu.
Theo đó, việc trẻ em bị "roi vọt", bạo hành bằng nhiều dụng cụ như roi, thước kẻ, cây gỗ,... sẽ làm trẻ dần chai lì về cảm xúc bên cạnh những vết da đau, những giọt máu rơi. Về lâu dài, đứa trẻ sẽ cảm thấy mất hẳn động lực hay mục tiêu phấn đấu hoặc hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Việc bị bạo hành bởi cô giáo thường dễ dẫn đến tâm lý mặc cảm, tự ti và sợ sệt về khoảng thời gian đi học, khoảng không gian đến trường. Ngoài ra, đó còn tạo ra những cảm xúc tiêu cực của người học. Đó là sự vụn vỡ về niềm tin, sự đau xót tâm hồn và thậm chí là sự buông trôi cho một số phận.
Đặc biệt, với trẻ có vấn đề về tâm lý thì những tổn thương càng trở nên sâu sắc hơn nữa.
Cụ thể, dù gì khả năng phản ứng của trẻ bình thường vẫn có thể tốt hơn hoặc sự tự vệ vẫn còn một tỉ lệ nhất định. Nhưng trẻ gặp khó khăn về tâm lý như tự kỷ, trầm uất, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển thì thường càng dễ bị thương tổn hơn dẫn đến tỉ lệ khuyết tật có nguy cơ cao hơn hay làm nảy sinh đa tật tâm lý.
Vì vậy, theo tiến sĩ Sơn, với trẻ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ hay trẻ bình thường, việc dạy trẻ em từ mầm non đến tiểu học đòi hỏi giáo viên phải rất kiên nhẫn. Các thầy cô giáo phải được đào tạo bài bản, có lòng nhân - chữ tâm. Đặc biệt là thái độ chấp nhận trẻ như trẻ vốn có và chỉ cố gắng phát triển trẻ chứ không hô biến trẻ.
Với trẻ "đặc biệt" thì các em càng cần phải được tôn trọng và thương yêu một cách vô điều kiện. Từ đó, người nuôi dạy trẻ dần dần điều chỉnh trẻ.
Trong đó, trẻ cần được dạy trên giải giáp là không sử dụng đòn roi. Điều này cần sự đồng cảm ở giáo viên, người nuôi dạy trẻ. Nhiều thầy cô nên nhớ lại thời thơ ấu của mình liệu rằng mình có một chút quậy phá, một chút bướng bỉnh, một chút lì lợm như trẻ hiện tại. Nếu có sự đồng cảm, ngay từ đầu, đòn roi sẽ không có cơ hội xuất hiện.
Bên cạnh đó, là sự tôn trọng đối với trẻ. Trẻ cần được tâm tình, sẻ chia. Người lớn muốn dạy trẻ làm gì cần có những yêu cầu cụ thể nhưng sâu sắc, đặc biệt là làm mẫu, hướng dẫn cụ thể cho trẻ biết phải làm thế nào.
Một điều không kém phần quan trọng trong nuôi dạy trẻ là dùng tình thương để cảm hóa. Chính người lớn làm cho trẻ biết mình được nâng niu nhưng biết làm thế là sai, cần phải làm thế này thì sẽ được thương.
“Những nguyên tắc ứng xử trên cần được đòi hỏi được thực hiện một cách nghiêm khắc bởi các giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo dài hạn và có đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt là phải có tố chất phù hợp với nghề. Hãy hiểu đấy là công việc bằng trái tim, bằng khối óc chứ không phải là cần câu cơm hay là việc làm qua loa”, tiến sĩ Sơn có ý kiến về nghề nuôi dạy trẻ hiện nay.


SHARE

tuvantretuky.com

THE SON-RISE PROGRAM - "BƯỚC KHỞI ĐẦU TỐT NHẤT CHO PHỤ HUYNH VÀ TRẺ TỰ KỶ".

    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét